7 Giai Đoạn Tâm Lý Của Một Liên Hoàn Sát Thủ



1. Thay Đổi - Sát thủ bắt đầu quá trình thay đổi tính cách và tránh né các tương tác xã hội. Các thay đổi này không thể hiện ra ngoài và rất khó bị người xung quanh phát giác. Trong đầu kẻ sát thủ thường diễn ra các cảnh tượng hư cấu có tính chất bạo lực hoặc bạo dâm.


2. Săn Mồi - Sát thủ bắt đầu tìm kiếm các nạn nhân mà mình có thể dễ dàng khống chế.


3. Nhử Mồi - Sát thủ cố gắng chiếm được sự tin tưởng của nạn nhân rồi dần dần nhử các nạn nhân vào bẫy.


4. Bắt Cóc - Sau khi đã chiếm được lòng tin của các nạn nhân, sát thủ sẽ lộ mặt, thực hiện hành vi bắt cóc rồi đưa nạn nhân tới một địa điểm lý tưởng mà mình hoàn toàn có thể kiểm soát; và phù hợp với các hư cấu trong đầu của mình. 


5. Ra Tay - Quá trình thực hiện các hành vi bắt cóc, tra tấn, hiếp dâm rồi giết chết các nạn nhân chính là lúc các sát thủ bộc lộ cá tính rõ ràng nhất. 


6. Lưu Giữ - Sau khi gây án, sát thủ thường lấy và lưu giữ các đồ đạc của nạn nhân; chụp hình, quay phim lại hiện trường và sưu tập các bài viết hay phóng sự về vụ án để duy trì và kéo dài cảm xúc của mình. 


7. Trầm Cảm - Các hưng phấn và cảm giác cực khoái dần dần sẽ mất đi. Sát thủ sẽ phải tiếp tục tìm kiếm các con mồi khác để gây án hòng tái tạo lại xúc cảm hưng phấn như lúc ban đầu.


Comments

Popular posts from this blog

Century of Humiliation | Bách Niên Quốc Sỉ | 百年国耻 'Nỗi Nhục Trăm Năm' là một khái niệm sử học được dùng cho lịch sử Trung Quốc để nói tới giai đoạn các cường quốc châu Âu, Hoa Kỳ và Đế quốc Nhật Bản can thiệp và xâm chiếm lãnh thổ Trung Quốc trong khoảng thời gian từ 1839 tới 1949. Trong giai đoạn này, Trung Quốc đã đánh mất vị thế siêu cường; mất lãnh thổ; và trong nhiều khía cạnh khác thì đánh mất cả chủ quyền. Lịch sử đã minh chứng hậu quả nặng nề mà Trung Quốc phải gánh chịu từ sự tụt hậu của mình. Và cơn 'Ác Mộng Lịch Sử' này đã thôi thúc các nhà hoạch định của Trung Quốc phải tung ra chiến lược khắc chế đối thủ bằng mọi giá.

'Thần Nông Viêm Đế' (神农炎帝)