Nạn Kiều | 对越自卫还击战 | Sino-VN War | 17-02-1979
Trước năm 1975, người gốc Hoa thường bị gọi một cách miệt thị là 'Ba Tàu' hoặc 'Tàu Chợ Lớn'. Chính quyền VNCH (thân Mỹ) thi hành nhiều chính sách phân biệt đối xử với người Hoa ở VN.
Chính quyền Ngô Đình Nhiệm thực hiện chính sách buộc người Hoa ở VN phải từ bỏ quốc tịch Trung Quốc; nhập quốc tịch VN; và đó là quốc tịch duy nhất được công nhận. Người Hoa ở Chợ Lớn biểu tình phản đối dữ dội.
Khi 2 anh em Ngô Đình Nhiệm và Ngô Đình Nhu bị cấp dưới ám sát (với sự giật dây của Mỹ); trước khi bị bắn chết, cả 2 bỏ chạy vào trong nhà thờ Cha Tam (Chợ Lớn), cầu cứu sự che chở của người Hoa.
Sau năm 1975, chính quyền mới ở VN tiếp tục chính sách phân biệt đối xử, bạc đãi người gốc Hoa. Họ nhìn người Hoa với một con mắt ác cảm và nghi kị.
Chính quyền mới ở VN thực hiện công cuộc 'đánh Tư Bản'; mà nhiều người cho rằng đây là một vỏ bọc của chính sách đánh người Hoa, triệt bỏ sức mạnh kinh tế và sức ảnh hưởng của người Hoa ở VN; và buộc người Hoa phải bỏ chạy ra nước ngoài.
Các tài phiệt, tỷ phú người Hoa và các gia đình người Hoa khá giả đã bỏ lại của cải, tài sản và chạy ra nước ngoài. Họ định cư chủ yếu ở Canada, Mỹ và Australia. Một số người Hoa khác thì quyết định trở về Trung Quốc và nhập tịch Trung Quốc.
Các gia đình người Hoa còn sót lại ở VN, đa số là người Hoa bình dân, lao động, không có điều kiện chạy ra nước ngoài.
Các điều kể trên, trong Chính trị - Lịch sử, gọi là 'Nạn Kiều'. Trung Quốc áp dụng nhiều cách để che chở và bảo vệ người gốc Hoa, bất kể họ có là công dân Trung Quốc hay không. Bảo vệ người gốc Hoa là một chính sách cốt lõi và xuyên suốt của Trung Quốc.
Và đó cũng chính là một trong nhiều lý do khiến Đặng Tiểu Bình triển khai cuộc chiến Biên Giới (对越自卫还击战) vào ngày 17-02-1979, kéo dài tới 10 năm. Mãi đến năm 1989 mới kết thúc.
Comments
Post a Comment