'Hướng Thị' là truyền thống văn hóa rất đặc trưng ở người Hoa.


'Hướng Thị' là truyền thống văn hóa rất đặc trưng ở người Hoa. 'Hướng thị' được hiểu là khát vọng vươn ra thị trường để buôn bán, có thể gọi cách khác là tính 'vọng thương' - 'vọng thị'. 

Truyền thống này được thể hiện trên ba phương diện: 

• 'Thị' với nghĩa là chợ, tức là hướng tới sự trao đổi, buôn bán hàng hoá. 

• 'Thị' với nghĩa là thị thành, là đô thị, tức là hướng tới các trung tâm Kinh tế - Xã hội lớn. 

• 'Thị' với nghĩa là thị trường, tức là hướng tới sự trao đổi, buôn bán hàng hoá sâu rộng trong nền kinh tế hàng hoá phát triển cao của thời hiện đại.

Khu vực nào có người Hoa sinh sống thì nhất định sẽ có các chợ để trao đổi hàng hóa. Và đồng thời, khu vực nào mà người Hoa mới di cư đến, người Hoa sẽ nhanh chóng tham gia vào hoạt động của các chợ ở đó. Với sự tham gia và tài buôn bán của mình, người Hoa thường là những người thực hiện việc thu gom hàng hoá và buôn bán trong các chợ. Người Hoa đa số lấy nghề buôn bán để sinh sống. Cả hai xu hướng này đều diễn ra hết sức mãnh mẽ. Một mặt, đi đến đâu người Hoa cũng lập chợ để trao đổi, buôn bán với các nhóm khác, cộng đồng khác. Mặt khác, người Hoa luôn có khát vọng vươn tới các chợ lớn, các trung tâm lớn để trổ tài buôn bán của mình. Với đức tính khéo léo, mềm dẻo và giỏi buôn bán, người Hoa nhanh chóng giành được vai trò và vị trí quan trọng trong các chợ mà các cộng đồng xung quanh khó lòng cạnh tranh được nên trước sau đều phải nhường thị phần cho họ.

Các đô thị lớn, trung tâm lớn rất hấp dẫn đối với người Hoa vì đó là nơi tập trung các đầu mối kinh doanh, buôn bán lớn. Đồng thời, người Hoa với tính cách vọng thương mãnh liệt cũng đã làm cho các đô thị và trung tâm này thêm hấp dẫn, thêm thịnh vượng. 

Thông qua các mối quan hệ thân tộc, họ hàng và bạn bè, người Hoa đã hình thành nên một hệ thống kinh doanh với mạng lưới chân rết dày đặc. Và hệ thống kinh doanh này đã trở thành cầu nối trong việc buôn bán thương mại giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á xung quanh và ngược lại. 


Comments

Popular posts from this blog

Century of Humiliation | Bách Niên Quốc Sỉ | 百年国耻 'Nỗi Nhục Trăm Năm' là một khái niệm sử học được dùng cho lịch sử Trung Quốc để nói tới giai đoạn các cường quốc châu Âu, Hoa Kỳ và Đế quốc Nhật Bản can thiệp và xâm chiếm lãnh thổ Trung Quốc trong khoảng thời gian từ 1839 tới 1949. Trong giai đoạn này, Trung Quốc đã đánh mất vị thế siêu cường; mất lãnh thổ; và trong nhiều khía cạnh khác thì đánh mất cả chủ quyền. Lịch sử đã minh chứng hậu quả nặng nề mà Trung Quốc phải gánh chịu từ sự tụt hậu của mình. Và cơn 'Ác Mộng Lịch Sử' này đã thôi thúc các nhà hoạch định của Trung Quốc phải tung ra chiến lược khắc chế đối thủ bằng mọi giá.

'Thần Nông Viêm Đế' (神农炎帝)