Sức sống mẽ của văn hóa Trung Hoa
1. Sức sống mẽ của văn hóa Trung Hoa được thể hiện rõ qua khả năng 'Đồng hóa' (同化) và 'Dung hợp' (容合) các nền văn hóa khác. 'Đồng hóa' có nghĩa là các yếu tố văn hóa của nước ngoài, khi du nhập vào Trung Hoa thì dần dần bị Trung Hoa hóa và trở thành một bộ phận của nền văn hóa Trung Hoa.
> 'Phật giáo' (佛敎) vốn có nguồn gốc từ Ấn Độ, nhưng sau khi du nhập vào Trung Hoa vài trăm năm thì một bộ phận đã bị Trung Hoa hóa, trở thành Phật giáo mang màu sắc Trung Hoa. Đó là 'Thiền tông' (禪宗) và 'Tịnh Độ tông' (淨土宗). Các bộ phận còn lại của Phật giáo nguyên thủy có nguồn gốc Ấn Độ đã hòa tan với 'Khổng giáo' và 'Lão giáo' của Trung Hoa.
> 'Dung hợp' có nghĩa là văn hóa Trung Hoa không phải là văn hóa của riêng người Hán mà là kết quả của việc học hỏi từ văn hóa của các dân tộc thiểu số khác ở Trung Hoa và các nước xung quanh. Ý nghĩa của 'Đồng hóa' và 'Dung hợp' cũng gần nhau. Và vì có đồng hóa và dung hợp mà văn hóa Trung Hoa mới trở nên thâm thúy.
2. 'Đại nhân bất hoa, Quân tử vụ thực' (大人不华,君子务实) - Khu vực phía đông của châu Á với sự hiện diện của 2 con sông lớn là 'Hoàng Hà' (黃河) và 'Trường Giang' / 'Dương Tử Giang' (扬子江) đã tạo điều kiện cho tổ tiên người Trung Hoa phát triển ngành Nông nghiệp.
> Sản xuất nông nghiệp vào thời cổ đại rất khắc nghiệt vì phải phụ thuộc nhiều vào sự thay đổi của thời tiết; điều này là lý do chính làm cho tổ tiên người Trung Hoa có tâm lý coi trọng kinh nghiệm nói chung và những cá nhân có nhiều kinh nghiệm trong nông nghiệp nói riêng. Cuộc sống dựa vào nông nghiệp thời cổ đại vốn khó khăn đã hun đúc nên tâm lý thực tế, thực dụng của người Trung Hoa. Chỉ có dựa vào kinh nghiệm và sự thực dụng thì mới có thể tồn tại được.
> Tính cách thực tế, thực dụng của người nông dân Trung Hoa thời cổ đại còn ảnh hưởng đến tầng lớp trí thức, học giả trong xã hội Trung Hoa thời bấy giờ qua câu nói: 'Đại nhân bất hoa, Quân tử vụ thực' (大人不华,君子务实); có nghĩa là: Bậc đại nhân không phải chỉ có bề ngoài; Người quân tử cũng phải lo chuyện thực tế.
3. 'Phi ngã tộc loại, Kỳ tâm tất dị' (非我族類, 其心必異) - Sở dĩ nền văn hóa Trung Hoa có sức sống mạnh mẽ phần lớn là do vị trí địa lý của đại lục Đông Á. Nhờ vào vị trí đặc biệt này mà nền văn hóa Trung Hoa được bao bọc và ngăn cách một cách tương đối; giúp cho nền văn hóa hình thành và phát triển liên tục. Các triều đại, chính quyền trong lịch sử Trung Hoa thì thay đổi nhưng văn hóa Trung Hoa thì tiếp tục phát triển chứ không thay đổi hay gián đoạn.
> Trong lịch sử Trung Hoa, có một số giai đoạn mà các dân tộc thiểu số, du mục chiếm lợi thế về mặt quân sự; và có thể thiết lập một chính quyền thống trị. Nhưng về mặt văn hóa thì các dân tộc thiểu số này lại bị đồng hóa bởi Trung Hoa thông qua nền văn hóa nông nghiệp Hoa Hạ. Cũng từ đó mà nảy sinh ra tình huống: Kẻ chinh phục lại bị chinh phục ngược lại.
> Văn hóa Trung Hoa là kết quả của sự ngưng tụ liên tục, kéo dài trên dòng lịch sử 5.000 năm. Đó là một trong các lý do làm cho người Trung Hoa nảy sinh tâm lý tự tôn về văn hóa; và cũng là lý do mà tổ tiên người Trung Hoa từ thời cổ xưa đã có quan niệm: 'Phi ngã tộc loại, Kỳ tâm tất dị' (非我族類, 其心必異); nghĩa là: Không phải là người cùng dân tộc thì tâm địa tất sẽ khác.
Comments
Post a Comment