Tổ Tiên Người Việt


Người Việt Nam ngày nay có nguồn gốc dân tộc kép. Thành phần chính đến từ Hoa Nam; thành phần phụ từ hợp chủng Thái – Indonesia.

Trước năm 330 TCN, chủ nhân vùng đất từ bắc bộ Việt Nam đến Thanh Hóa – Nghệ An là người Mon Khmer, ngoại hình thấp lùn, da ngăm đen (giống người Chàm ngày nay).

Khi Trang Kiểu đánh chiếm và ở lại làm vua vùng hồ Điền – Côn Minh – Vân Nam, một số bộ lạc Thái cổ (dáng người cao ráo, da trắng) ở đấy bỏ chạy theo sông Hồng và sông Mã xuống Việt Nam, hòa trộn với người Mon Khmer bản địa.

Họ xây dựng nên nền văn hóa bộ lạc Đông Sơn. Chủ nhân của nền văn hóa này được Hán sử gọi là người Lạc Việt (雒越).

Khi người Hán bắt đầu thực dân hóa Việt Nam; và 900 năm tiếp theo, Việt Nam là nơi hội tụ và hợp huyết của 3 nhóm người:

1. Lạc Việt (da hơi ngăm, tầm vóc trung bình)

2. Âu Việt con cháu Câu Tiễn di cư xuống từ lãnh thổ Mân Việt và Nam Việt cũ (da hơi sáng, tầm vóc trung bình, có tục xăm mình).

3. Quan binh người Hán viễn chinh đồn trú và tội nhân Hán đi đày hoặc lánh nạn (da trắng, cao lớn, đa số mắt một mí).

Năm 938, Ngô Quyền ly khai khỏi Nam Hán, lấy tên cũ của Nam Hán là Đại Việt (大越) để dựng nước. Rõ ràng quốc danh Đại Việt thể hiện cái hàm ý: Quyền lực Việt Nam khi ấy thuộc về người gốc Âu Việt và Nam Việt.

Các họ Đinh (丁) – Lê (黎) – Lý (李) – Trần (陳) tiếp nối sau đó, có lẽ đều là người gốc Âu Việt hoặc Hán. Chính sử Việt Nam bắt đầu từ thời Trần đã đưa Triệu Đà (趙佗) làm vua khai quốc, Triệu Vũ Đế (趙武帝).

Triệu Đà là vị vua phong kiến đầu tiên của Việt Nam.

Đến thời Hậu Lê, hoàng gia gốc Thái đầu tiên nắm quyền ở Việt Nam. Họ dần dần loại bỏ Triệu Đà khỏi sử sách.

Cuối triều nhà Minh, đầu đời nhà Thanh, làn sóng di cư từ Hoa Nam xuống Việt Nam dâng cao... Gia Long đề xuất với Thanh triều, đặt tên mới là Nam Việt (南越) cho đế quốc của mình. Nam Việt chính là phiên bản Đại Việt xưa hơn, gắn với tên tuổi của Triệu Đà.

Ngày 2/9/1945, Hồ Chí Minh (胡志明) khai sinh nước Việt Nam mới, kết thúc hơn một ngàn năm phong kiến.

Điểm lại lịch sử các triều đại ở Việt Nam thì chỉ duy nhất nhà Triệu của Triệu Đà dùng tên nước là Nam Việt; còn các triều đại khác đều chỉ dùng Vạn Xuân (萬春), Đại Cồ Việt (大瞿越), Đại Việt (大越), Đại Ngu (大虞), Đại Nam (大南)... trước khi dùng tên nước Việt Nam.

Nếu Hồ Chí Minh đã khẳng định: 'Rõ tên Nam Việt, rạng danh Lạc Hồng'; thì chắc chúng ta đều hiểu thái độ của Hồ Chí Minh đối với nhà Triệu của Triệu Đà như thế nào.

Hồ Chí Minh thể hiện ý chí độc lập của một quốc gia có chủ quyền bên cạnh Trung Quốc; chia sẻ cùng đất nước của Chu Công các Giá trị Văn hóa phổ quát cũng như Lịch sử và Di truyền của Tổ tiên.

Comments

Popular posts from this blog

Century of Humiliation | Bách Niên Quốc Sỉ | 百年国耻 'Nỗi Nhục Trăm Năm' là một khái niệm sử học được dùng cho lịch sử Trung Quốc để nói tới giai đoạn các cường quốc châu Âu, Hoa Kỳ và Đế quốc Nhật Bản can thiệp và xâm chiếm lãnh thổ Trung Quốc trong khoảng thời gian từ 1839 tới 1949. Trong giai đoạn này, Trung Quốc đã đánh mất vị thế siêu cường; mất lãnh thổ; và trong nhiều khía cạnh khác thì đánh mất cả chủ quyền. Lịch sử đã minh chứng hậu quả nặng nề mà Trung Quốc phải gánh chịu từ sự tụt hậu của mình. Và cơn 'Ác Mộng Lịch Sử' này đã thôi thúc các nhà hoạch định của Trung Quốc phải tung ra chiến lược khắc chế đối thủ bằng mọi giá.

'Thần Nông Viêm Đế' (神农炎帝)