'Tư trị thông giám' (資治通鑑)


'Tư trị thông giám' (資治通鑑) là bộ sử biên niên hoàn chỉnh nhất của Trung Quốc thời cổ đại, được xem là bộ sách giáo khoa bắt buộc cho các vua tôi, kẻ sĩ.

'Tư trị thông giám' (資治通鑑) là một bộ sách quan trọng của Trung Quốc, có những đóng góp không thể thay thế đối với lịch sử sử học cũng như văn hóa Trung Quốc.

'Tư trị thông giám' (資治通鑑) tái hiện lịch sử phong kiến đồ sộ của Trung Quốc, bao trùm cả một khoảng thời gian là 1.362 năm lịch sử với 16 triều đại chính thống, từ thời Chu Uy Liệt vương thời nhà Chu (403 TCN), và kết thúc vào đời Chu Hiển Đức nhà Hậu Chu (959 SCN).

'Tư Mã Quang' không chỉ đơn thuần ghi chép lại những sự kiện trong lịch sử mà quan trọng hơn, thông qua đó để phân tích sự kiện, nhằm giúp người đời sau có thể soi thấu vào bản chất của sự kiện, để tự đúc rút kinh nghiệm trong việc trị nước, an dân.

Dùng chữ 'Tư trị thông giám' (資治通鑑), cũng có nghĩa là tấm gương soi chiếu vào để các bậc đế vương thi hành đạo trị quốc.

'Tư trị thông giám' (資治通鑑) có kết cấu rất chặt chẽ. Việc ghi chép được sắp xếp theo sự kiện ngày tháng năm rõ ràng, mạch lạc. Đối với những sự kiện đặc biệt quan trọng, tác giả sẽ tóm tắt sơ lược, trình bày cẩn thận để có thể làm rõ nét hơn sự ảnh hưởng của sự kiện đối với toàn cục.

Bộ sách có nội dung ghi chép đa dạng, không chỉ ở lĩnh vực quân sự, kinh tế mà còn rất chú trọng đến sự phát triển của văn hóa tư tưởng.

Về mặt quân sự, 'Tư trị thông giám' (資治通鑑) có những ghi chép rất chi tiết, sinh động, sắc sảo. Những cuộc chiến tranh đều được trình bày rõ về mặt nguyên nhân, chiến cục, quá trình diễn ra, và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển của triều đại.

Ở lĩnh vực kinh tế, những chính sách về ruộng đất, tô thuế, lao dịch cũng được chép cẩn thận, kỹ lưỡng. Phân tích rõ về mặt lợi hại, và sự ảnh hưởng của chúng đối với đời sống nhân dân trong lịch sử mỗi triều đại.

Tư tưởng, văn hóa phong kiến Trung Hoa là một kho tàng vô cùng quý báu, cũng đã được ghi chép khá đầy đủ và hấp dẫn trong bộ sách. 'Tư trị thông giám' (資治通鑑) đã đề cập đến sự phát triển của văn hóa tư tưởng thông qua các nhân vật đại biểu của năm trường phái Nho gia, Pháp gia, Danh gia, Âm Dương gia, Tung hoành gia.

Thêm vào đó, tư tưởng Hoàng, Lão đầu thời Hán, hay sự độc tôn Nho gia của Hán Vũ đế, sự thịnh hành Huyền học thời Ngụy Tấn cũng được ghi chép đầy đủ.

Comments

Popular posts from this blog

Century of Humiliation | Bách Niên Quốc Sỉ | 百年国耻 'Nỗi Nhục Trăm Năm' là một khái niệm sử học được dùng cho lịch sử Trung Quốc để nói tới giai đoạn các cường quốc châu Âu, Hoa Kỳ và Đế quốc Nhật Bản can thiệp và xâm chiếm lãnh thổ Trung Quốc trong khoảng thời gian từ 1839 tới 1949. Trong giai đoạn này, Trung Quốc đã đánh mất vị thế siêu cường; mất lãnh thổ; và trong nhiều khía cạnh khác thì đánh mất cả chủ quyền. Lịch sử đã minh chứng hậu quả nặng nề mà Trung Quốc phải gánh chịu từ sự tụt hậu của mình. Và cơn 'Ác Mộng Lịch Sử' này đã thôi thúc các nhà hoạch định của Trung Quốc phải tung ra chiến lược khắc chế đối thủ bằng mọi giá.

'Thần Nông Viêm Đế' (神农炎帝)